[Giải đáp thắc mắc] Có được ủy quyền cho thuê nhà hay không?

Thảo luận trong 'Cộng đồng mạng đời sống - Xã hội' bắt đầu bởi Xoanvpccnh165, 5/6/23.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member
    16/23

    Hiện nay, việc cho thuê nhà đang ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các khu doanh nghiệp và thành thị. Tuy nhiên, trong trường hợp người cho thuê nhà quá bận, không thể tự mình thực hiện việc cho thuê thì có thể ủy quyền việc này cho người khác không? Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>> Xem thêm: Đất chưa có sổ đỏ có cho thuê được không? Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023

    1. Có được uỷ quyền cho thuê nhà không?

    Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định, cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác (cũng là cá nhân hoặc pháp nhân) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, hoàn toàn có thể uỷ quyền cho thuê nhà.
    Hiện trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể về uỷ quyền nói chung và uỷ quyền cho thuê nhà nói riêng. Tuy nhiên, căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự về hợp đồng uỷ quyền, có thể hiểu định nghĩa uỷ quyền như sau:
    "Uỷ quyền là việc một bên nhân danh bên còn lại thực hiện các công việc theo thoả thuận, trong đó các bên có thể phải trả thù lao cho nhau hoặc không theo thoả thuận."

    [​IMG]
    Từ định nghĩa này, có thể hiểu, uỷ quyền cho thuê nhà là việc một bên nhân danh bên còn lại thực hiện các vấn đề liên quan đến cho thuê nhà.
    Cụ thể, cá nhân có nhà cho thuê có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện các công việc liên quan đến việc cho thuê nhà: Ký hợp đồng thuê nhà với người thuê; nộp thuế, phí… với cơ quan có thẩm quyền; nhận tiền đặt cọc cho thuê nhà; huỷ bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà…
    Đồng thời, để việc uỷ quyền được đúng quy định thì phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
    - Bên uỷ quyền phải là chủ sở hữu của nhà ở cho thuê hoặc được cho phép, uỷ quyền thực hiện việc cho thuê.
    - Cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

    2. Uỷ quyền cho thuê nhà có cần công chứng không?

    Tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở hiện đang có hiệu lực, hợp đồng cho thuê hoặc uỷ quyền quản lý nhà ở là một trong các loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng chỉ được thực hiện khi các bên có nhu cầu.
    Đồng thời, Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 cũng không có quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng uỷ quyền. Do đó, có thể khẳng định, uỷ quyền cho thuê nhà không cần phải công chứng hoặc chứng thực nhưng nếu các bên có nhu cầu thì có thể đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc công chứng.
    Khi công chứng hợp đồng uỷ quyền cho thuê nhà, các bên cần phải thực hiện theo thủ tục được hướng dẫn chi tiết tại Luật Công chứng hiện đang có hiệu lực, cụ thể như sau:

    * Hồ sơ cần chuẩn bị:
    - Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền cho thuê nhà. Trong phiếu này, người yêu cầu công chứng phải trình bày đầy đủ thông tin của mình gồm: Họ và tên, địa chỉ, nội dung yêu cầu công chứng thì ghi là công chứng hợp đồng uỷ quyền cho thuê nhà và các hồ sơ, tài liệu nộp kèm theo.
    - Giấy tờ nhân thân của người được uỷ quyền và người uỷ quyền:
    + Người uỷ quyền: Đây là chủ sở hữu của căn nhà cho thuê do đó, người này cần phải có các giấy tờ gồm: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; giấy tờ chứng minh tình trạng kết hôn gồm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận độc thân…
    + Người được uỷ quyền: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người được uỷ quyền.
    - Giấy tờ về căn nhà cho thuê: Để được uỷ quyền cho thuê nhà, trong hợp đồng uỷ quyền, đối tượng của hợp đồng là căn nhà cho thuê. Do đó, cần phải có đầy đủ giấy tờ về nhà thuê gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ hoặc sổ hồng) đứng tên người uỷ quyền.

    [​IMG]
    * Cơ quan thực hiện: Tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng).
    * Địa điểm thực hiện: Bởi đây chỉ là hợp đồng uỷ quyền nên khi công chứng hợp đồng này, các bên không cần phải đến công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng nơi đặt căn nhà cho thuê. Các bên có thể đến bất cứ tổ chức hành nghề công chứng nào thuận tiện nhất.
    Đặc biệt, với loại hợp đồng uỷ quyền này, các bên còn có thể không cần cùng có mặt tại một tổ chức hành nghề công chứng mà có thể thực hiện tại hai tổ chức hành nghề công chứng khác nhau.
    * Thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết theo quy định là không quá 02 ngày làm việc đến không quá 10 ngày làm việc nếu việc công chứng có nội dung phức tạp, cần phải xác minh các điều kiện. Tuy nhiên, thông thường, nếu các bên có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ thì việc công chứng sẽ diễn ra rất nhanh, có khi chỉ cần 01-02 tiếng.
    * Phí và thù lao công chứng
    - Phí công chứng hợp đồng uỷ quyền cho thuê nhà là 50.000 đồng và công chứng giấy uỷ quyền cho thuê nhà là 20.000 đồng theo khoản 3 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC.
    - Thù lao công chứng thì sẽ do tổ chức hành nghề công chứng thoả thuận với người yêu cầu nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

    Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: "Ủy quyền cho thuê nhà có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?". Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này