Máy tính công nghiệp - 7 điều quan trọng khi chọn mua

Thảo luận trong 'Mua Bán Linh Kiện Điện tử - Máy Tính' bắt đầu bởi ntgiap, 1/10/21.

  1. ntgiap

    ntgiap Member
    16/23

    Máy tính công nghiệp - Industrial PC (IPC) là một máy tính chuyên dụng được thiết kế đặc biệt đáp ứng được các tiêu chuẩn làm việc trong môi trường công nghiệp. Các máy tính công nghiệp có thể hoạt động liên tục 24/7 đảm bảo hệ thống máy luôn được vận hành. Chúng được thiết kế để có thể chịu được môi trường nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn, ẩm ướt, rung lắc mạnh và nguồn điện không ổn định.

    Ngoài lĩnh vực công nghiệp, tự động hoá điều khiển, PC công nghiệp ngày càng được sử dụng nhiều trong các hoạt động thường ngày như tại sân bay, trạm thu phí, bãi đỗ xe thông minh,…

    7 yếu tố quan trọng khi chọn mua máy tính công nghiệp

    Hiệu suất
    CPU là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mọi hệ thống máy tính nói chung và máy tính công nghiệp nói riêng do nó là yếu tố then chốt cho hiệu năng tổng quát và cũng là một thành phần phần cứng không thể thay thế. Điều này khiến việc chọn CPU chính xác là một phần quan trọng khi chọn mua 1 máy tính công nghiệp.

    Nhiều máy tính công nghiệp trên thị trường sử dụng CPU Intel® vì độ tin cậy và phạm vi tùy chọn rộng. Các CPU Intel® dòng Pentium, Celeron, Atom, CoreTM được sử dụng rất nhiều, đặc biệt có dòng CoreTM là lựa chọn phổ biến của nhiều hãng sản xuất máy tính công nghiệp. Những bộ xử lý này cung cấp hiệu suất và độ tin cậy cao, tiêu thụ điện năng thấp và kết quả đã được chứng minh trong nhiều thiết bị và ứng dụng.

    Ibase cung cấp seri máy tính công nghiệp không quạt AMI230 hỗ trợ bộ xử lý Intel® Core™ i7/i5/i3 & Pentium thế hệ thứ 8/9

    [​IMG]

    Applications – Ứng dụng

    Mỗi lĩnh vực công nghiệp có yêu cầu riêng với cấu hình phần cứng và phần mềm. Máy tính công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động như: trong các nhà máy sản xuất, nhà máy chế biến, trang trại, kho, trong các cơ sở y tế, dàn khoan, bán lẻ trong khu thương mại, các nút giao thông, và các ứng dụng khác. Nắm được các yếu tố này sẽ giúp bạn và nhà cung cấp xác định rõ yêu cầu để xây dựng cấu hình thiết bị tốt nhất, cung cấp hiệu suất, tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

    Environment – Môi trường làm việc
    Hầu hết, môi trường công nghiệp khá đa dạng: nơi có nhiều bụi bẩn, độ ẩm cao, mảnh vụn, độ rung lắc, và nhiệt độ làm việc cao, vv. Trong những trường hợp này, máy tính văn phòng thường dễ phát sinh lỗi dẫn đến chi phí sửa chữa, bảo trì và “ thời gian chết” của hoạt động sản xuất còn bất lợi hơn. Các máy tính công nghiệp không quạt được thiết kế dạng box, kín đáo, nguyên khối giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi hư hại do các mảnh vụn hoặc bụi, nước,… rơi vào khi hoạt động, đảm bảo vòng đời PC công nghiệp lâu hơn.

    Máy tính công nghiệp được chế tạo với khung máy từ thép không gỉ hoặc nhôm chắc chắn. Điều này ngăn ngừa sự ăn mòn và cho phép công nhân dễ dàng vệ sinh. Vỏ máy tính công nghiệp có các mức độ bảo vệ khác nhau được đo bằng xếp hạng IP và Nema. Một số vỏ có thể chống bụi, một số khác có vỏ bọc kín hoàn toàn không thấm nước xếp hạng IP69.

    Nhiều sản phẩm được chứng nhận UL Class1 Division2 (CID2) , nhóm A, B, C, D, T4, ATEX94… sử dụng trong các môi trường nguy hiểm nơi có thể tồn tại nồng độ chất lỏng hoặc khí dễ cháy như: ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thép, công nghiệp chưng cất, v.v.

    Các máy tính nhúng,máy tính công nghiệp có chứng nhận EN50155 / EN45545 và E-Mark được thiết kế riêng cho các ứng dụng đường sắt, đường thủy và trên xe. Một yếu tố không kém phần quan trọng là các ứng dụng ngoài trời. Môi trường ngoài trời có các điều kiện đầy thách thức như bụi bẩn, đổ ẩm, mưa, gió, nhiệt độ, rung lắc. Nhiều máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng được trang bị màn hình 600 nit cho môi trường sáng cao và màn hình 1000 nit cho các ứng dụng ngoài trời cực kỳ sáng.

    Space – không gian lắp đặt
    Không gian lắp đặt cũng là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý.

    Bạn lựa chọn được một chiếc máy tinh công nghiệp phù hợp rồi nhưng đến khi thi công không gian lắp đặt lại không phù hợp, điều đó rất tệ phải không?

    Nắm bắt được tình hình các nhà sản xuất đã cho khéo léo kết hợp một PC all-in-one. Với phần vỏ máy nhỏ gọn tích hợp màn hình cảm ứng, nó có thể cung cấp tùy chọn linh hoạt hơn với không gian lắp đặt.

    Có nhiều tùy chọn cấu hình phần cứng đi kèm với kích thước màn hình cho khách hàng lựa chọn.
    • Kích thước màn hình nhỏ từ 8-12 inch, đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng trên xe và di động.
    • Màn hình tầm trung từ 10 đến 24 inch lthích hợp cho các ứng dụng công nghiệp như dây chuyền sản xuất, bán lẻ, kho bãi…vv.
    • Các máy tính màn hình cảm ứng với kích thước hiển thị lớn từ 32-100 inch được sử dụng trong giao thông công cộng và trong các trung tâm thương mại dùng làm bảng điều hướng tương tác…

    Cổng kết nối, mở rộng
    Lựa chọn cổng kết nối và khả năng mở rộng thiết bị ngoại vi rất quan trọng đối với môi trường công nghiệp.

    Có hai loại tùy chọn kết nối chính: không dây và có dây

    Kết nối không dây bao gồm: Wifi, Bluetooth, 3G/4G, GPS. Các tùy chọn có dây rất nhiều nhưng phổ biến nhất là các đầu nối nguồn, USB, HDMI, DP, VGA, DVI, RS-232/484/422, cổng mạng Ethernet (RJ45)

    Các card mở rộng như: Mini PCI-E, PCI, PCI Expres x1, x4, x8, x16, M.2 slot, SIM Card, vv giúp người dùng dễ dàng nâng cấp hay mở rộng phần cứng phù hợp với ứng dụng của mình.

    Khả năng tương thích với thiết bị ngoại vi, phụ kiện
    Phụ kiện đóng vai trò khá quan trọng trong việc thiết lập hệ thống máy tính công nghiệp.

    Việc xem xét mua các phụ kiện và thiết bị ngoại vi trước khi thiết lập hệ thống máy tính của bạn có thể giúp giảm bớt mọi vấn đề trước khi xử lý. Ví dụ, một số thiết bị ngoại vi yêu cầu phần mềm đặc biệt, một hệ điều hành và phần cứng nhất định. Nếu nó không phù hợp với dự án của bạn, điều đó có nghĩa phải thay thế các bộ phận phần cứng của máy tính hay phải cài lại OS hoặc thậm chí thay mới toàn bộ PC, điều này rất tốn kém. Để tránh điều này, các phụ kiện và thiết bị ngoại vi cần được xem xét trước cùng với ứng dụng.

    Các tiêu chí khác
    • Operating system ( Hệ điều hành)
    Windows là hệ điều hành máy tính phổ biến nhất chiếm 82,7% thị phần trên toàn thế giới. Có nhiều lợi ích khi sử dụng HĐH Windows. Nó hỗ trợ hầu hết các phần mềm được sử dụng trên một loạt các ngành công nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nó cũng có trình điều khiển cho hầu hết các thiết bị ngoại vi và giúp dễ dàng kết nối các phụ kiện như máy in, máy quét, bàn phím, máy ảnh, micro.

    Linux là một tùy chọn hệ điều hành khác cho máy tính công nghiệp. Là một hệ điều hành nguồn mở, Linux cung cấp mức độ linh hoạt và tùy biến cao. Linux là một giải pháp nâng cao cho các yêu cầu cụ thể có thể được cấu hình chính xác cho một doanh nghiệp hoặc ứng dụng mục tiêu.
    • Ổ cứng
    Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính, tất cả dữ liệu của người dùng như hệ điều hành windows hoặc dữ liệu cá nhân đều được lưu trữ trong ổ cứng và chúng luôn được truy xuất thường xuyên.

    Việc thay thế ổ cứng SSD (Solid State Drive) với ổ cứng truyền thống HDD (Hard Disk Drive) được ưu tiên trong môi trường công nghiệp do SSD loại bỏ “ phần tử quay”, mang lại khả năng hoạt động ổn định hơn trong các ứng dụng có tác động rung lắc.
    • Xếp hạng IP
    Xếp hạng IP là một tiêu chuẩn đo lường mức độ chống lại các yếu tố như nước, bụi, độ ẩm. Khi chọn PC công nghiệp, các thông số kỹ thuật có liên quan thường sẽ liệt kê mức độ xếp hạng IP cho thiết bị. Một PC tuân thủ xếp hạng IP đảm bảo hoạt động đáng tin cậy trong các điều kiện khắt khe như độ ẩm, bui, chống ăn mòn,…

    Xem thêm bài viết tại:
    https://ipc.mctt.com.vn/7-yeu-to-quan-trong-khi-chon-mua-may-tinh-cong-nghiep/
     

Dịch Cài Win Và Cài Đặt Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Chia sẻ trang này