Phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn phải làm sao?

Thảo luận trong 'Cộng đồng mạng đời sống - Xã hội' bắt đầu bởi Xoanvpccnh165, 17/9/22.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member
    16/23

    Hiện nay có rất nhiều trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không phải con ruột của chồng hoặc vợ. Và trớ trêu thay, không ít trường hợp, mãi đến lúc vợ chồng đã ly hôn thì mới phát hiện ra. Vậy khi đó phải xử lý thế nào? Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>>> Xem thêm: Công chứng miễn phí thứ 7 và chủ nhật

    1. Xử lý thế nào khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn?

    Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
    "1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng."


    [​IMG]
    Như vậy, được xem là con chung của vợ chồng khi:
    - Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
    - Do vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.
    - Do vợ mang thai khi đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
    - Sinh ra trước khi đăng ký kết hôn, được cha mẹ thừa nhận.

    Do đó, dù trên thực tế con có thể không phải là con ruột nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
    Khi ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì sẽ có một người giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Và theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu không thừa nhận con chung thì thực hiện như sau:
    "2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
    Căn cứ quy định này, nếu phát hiện con chung không phải con ruột của mình và muốn không thừa nhận con thì người không thừa nhận phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:
    - Cung cấp được chứng cứ chứng minh. Chứng cứ trong trường hợp này thường là xét nghiệm ADN của cơ quan y tế có thẩm quyền.
    - Gửi đơn yêu cầu đến Toà án về việc không thừa nhận con và được Toà án ra quyết định công nhận yêu cầu này.
    Khi đó, hậu quả của việc không thừa nhận con thì cha, mẹ - người không thừa nhận con sẽ chấm dứt quan hệ cha, mẹ con với người con và không phải thực hiện nghĩa vụ, quyền của cha mẹ với con nêu tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình:
    - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
    - Giám hộ/đại diện cho con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
    - Thương yêu con, tôn trọng và chăm lo việc học tập, giáo dục con…
    Như vậy, nếu phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn thì hậu quả sẽ như thế này:
    - Với người trực tiếp nuôi con sau ly hôn: Người không nhận con (sau khi đã có quyết định của Toà) sẽ không phải nuôi con nữa mà sẽ trao con lại cho người còn lại nuôi dưỡng, chăm sóc.
    - Với người cấp dưỡng sau ly hôn: Không phải thực hiện việc cấp dưỡng cho người con không phải là con ruột.
    Như vậy, tuỳ vào việc sau khi ly hôn, chồng hoặc vợ có trực tiếp nuôi con không để xử lý theo từng trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, việc người đó trực tiếp nuôi con hoặc cấp dưỡng cho con cũng sẽ dừng lại tại thời điểm được xác nhận của Toà án có thẩm quyền.

    2. Thủ tục yêu cầu không công nhận con ruột của cha, mẹ

    Khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn, để không phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con, người cha, mẹ có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Toà án có thẩm quyền không công nhận quan hệ cha, mẹ con theo thủ tục dưới đây:

    [​IMG]
    2.1 Ai được yêu cầu không công nhận cha mẹ con?
    - Cha, mẹ
    - Người được nhận là cha, mẹ của một người
    2.2 Điều kiện không công nhận cha mẹ con
    - Có bằng chứng
    - Gửi đơn yêu cầu ra Toà án và được Toà án xác nhận
    2.3 Hồ sơ cần chuẩn bị
    - Đơn yêu cầu việc không nhận cha mẹ con
    - Giấy tờ chứng minh không có quan hệ cha mẹ con
    - Giấy tờ tuỳ thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có)) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…)
    2.4 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
    - Nếu không có tranh chấp: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ con cư trú.
    - Nếu có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người được yêu cầu cư trú. Sau khi nhận được xác nhận của Toà án, người có yêu cầu phải gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi cha, mẹ, con.

    Như vậy, trên đây là cách xử lý khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của mình để vợ, chồng có cách xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Dịch Cài Win Và Cài Đặt Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Chia sẻ trang này