Tuyệt chiêu cách sử dụng các đường trung bình động MA trên các sàn forex tốt nhất Việt Nam

Thảo luận trong 'Thời trang nam' bắt đầu bởi nguyenhop030315, 8/3/21.

  1. nguyenhop030315

    nguyenhop030315 Member
    6/12

    Tuyệt chiêu cách sử dụng các đường trung bình động MA trên các sàn forex tốt nhất Việt Nam
    Mình xin chia sẻ với các bạn một số cách sử dụng phối hợp các đường trung bình động. Đây là mô hình mà tôi đã tự phối hợp giữa các đường trung bình động giản đơn SMA (Simple Moving Average) và chiêm nghiệm trong một thời gian dài và vẫn sử dụng nó trong phân tích thị trường forex và chứng khoán từ trước đến nay. Ngoài cách phối hợp giữa các đường SMA, cũng có thể áp dụng để phối hợp giữa các đường EMA – đường trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average)

    Có 6 đường trung bình động SMA được sử dụng trong phân tích, bao gồm các đường: SMA14, SMA25, SMA50, SMA100, SMA150 và SMA200.

    Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về các sàn forex tốt nhất việt nam

    Dưới đây là các mô hình về cách sử dụng phối hợp các đường trên:

    Mô hình leo núi: Sự kết hợp tuyệt vời giữa các đường trung bình động
    Theo đánh giá của tôi thì tỷ lệ dự đoán đúng của mô hình này lên đến 90%, và tôi cũng tự đặt tên cho nó là “Mô hình leo núi” – Để hiểu vì sao nó lại có cái tên đó thì hãy nhìn vào biểu đồ của nó.

    [​IMG]

    (Hình ảnh được lấy từ đồ thị MT4 của sàn IC Markets)

    Đặc điểm:
    • Đường trung bình động của giai đoạn ngắn hơn luôn nằm trên đường trung bình động của giai đoạn dài hơn.

    • Các đường có độ cong vừa phải và cong đều, cong đẹp! Các bạn nhớ nhé, phải cong đều và cong đẹp! Chứ không phải cong nhấp nhô, cong khúc khỉu đâu nhé.
    • Đường giá sẽ bò trên các đường SMA14, SMA25 và SMA50. Thỉnh thoảng thị trường bị giật mạnh một cái rồi kiểu gì cũng đi lên. Trong trường hợp giá giật mạnh thì đường SMA100 đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ cực mạnh.
    Ban đầu tôi đặt tên cho nó là “Mô hình máy bay cất cánh” nhưng về sau thì tôi đổi lại tên cho nó thành “Mô hình leo núi”. Tôi nghĩ tên như vậy chính xác hơn, vì nó đòi hỏi bạn phải kiên trì – kiên trì như người leo núi chứ không phải nhanh chóng và vội vàng như máy bay cất cánh được. Tuy nhiên mô hình này có đặc điểm là khi leo được lưng chừng núi rồi thì thường là bỗng nhiên nó sẽ lao vút lên không trung, giá tăng rất nhanh và mạnh trong một giai đoạn ngắn, đó là lý do vì sao mà ban đầu tôi có suy nghĩ nó giống như cái máy bay cất cánh vậy.

    Mô hình này cũng áp dụng cho mọi khung thời gian, mọi loại hàng hóa và cặp tiền tệ. Tất nhiên bạn cũng áp dụng nó cho cả chiều đi xuống. Ở đây tôi chọn đặt tên theo chiều hướng tích cực chả nhẽ lại đặt tên là “Mô hình lao xuống địa ngục” hay “Mô hình máy bay hạ cánh”!

    Mô hình thiên thần nâng đỡ
    Đây thực chất là một biến thể của “Mô hình leo núi” đã nói ở trên. Số lượng, các tham số và loại của các đường trung bình động cũng y hệt như mô hình trên. Sự khác biết chỉ nằm ở tình huống của thị trường. Hãy nhìn vào đồ thị

    [​IMG]

    (Hình ảnh được lấy từ đồ thị MT4 của sàn IC Markets)

    Đặc điểm kết hợp giữa các đường:
    • Các đường trung bình không nhất thiết phải tuân theo thứ tự trên dưới giống như “Mô hình leo núi”.

    • Phải có một khoảng không (khoảng cách) giữa hai nhóm đó là nhóm dài hạn bao gồm (SMA 200; SMA 150 và SMA100) và nhóm ngắn hạn bao gồm (SMA 14; SMA 25 và SMA 50)

    • Nhóm các đường SMA ngắn hạn xoắn xít lại với nhau và với đường giá
    • Nhóm các đường SMA dài hạn ban đầu không có thứ tự rõ ràng, nhưng sau đó thì tuân theo thứ tự là đường SMA ngắn thì nằm trên đường SMA dài (SMA 100 nằm trên SMA 150 và SMA 150 thì nằm trên SMA 200)
    Đường giá sẽ được nâng đỡ bởi nhóm các đường ngắn hạn ở phía trên của khoảng không, đó là lý do vì sao mà tôi gọi đó là “Mô hình Thiên thần nâng đỡ”. Trong một số trường hợp giá có thể bị giật, giống như trong hình minh họa ở trên, nhưng khi đó đường SMA 100 sẽ đóng vai trò như là một mức hỗ trợ phòng thủ thứ hai và ngay sau đó thì giá sẽ bật lên mạnh mẽ.

    Theo đánh giá của tôi thì mô hình này có xác suất đúng lên đến 80%.

    Mô hình này cũng áp dụng cho mọi khung thời gian, mọi loại hàng hóa và cặp tiền tệ. Tất nhiên bạn cũng áp dụng nó cho cả chiều đi xuống.

    Lưu ý về cách sử dụng phối hợp các đường MA
    Bạn cũng có thể tự chọn các tham số khác về số giai đoạn của mỗi đường MA, số lượng các đường có thể là 5 hay 7 chứ không nhất thiết phải là 6 và tự trải nghiệm với nó. Hơn nữa, mô hình trên là tôi sử dụng các đường SMA, vì vậy bạn có thể thử sử dụng các đường EMA và quan sát rồi rút ra kinh nghiệm đầu tư của riêng bạn. Các tham số ở trên do tôi chọn là do sự trải nghiệm của riêng bản thân tôi mà tôi muốn chia sẻ với các bạn.
     

Dịch Cài Win Và Cài Đặt Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Chia sẻ trang này