Trồng chuối cho thu nhập cao hơn trồng lúa. Vì sao?

Thảo luận trong 'Tin Tức Công Nghệ' bắt đầu bởi chamnguyen1987, 17/12/20.

  1. chamnguyen1987

    chamnguyen1987 Member
    16/23

    Nhiều năm trở lại đây bên cạnh cây lúa, xoài, thanh long, các loại nông sản xuất khẩu thì giờ đây chuối trở thành một loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng để phát triển. Trước đây chuối được xem là loại cây tạp, nhà nào cũng có ít nhất một vài cây trong vườn và không ai nghĩ là nó có thể làm nên chuyện lớn như là xuất khẩu. Và bây giờ Trồng chuối xuất khẩu và những vườn chuối bạt ngàn sử dụng công nghệ đã dần trở nên quen thuộc ở ĐBSCL. Chuối xuất khẩu còn tự hào mang tên người nông dân trồng ra nó.

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa

    Hiện nay nhiều nông dân cho rằng trồng chuối cho thu nhập cao hơn trồng lúa vậy điều đó đúng hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

    Chúng ta sẽ làm một phép so sánh nhỏ về giá lúa xuất khẩu và chuối xuất khẩu là bao nhiêu. Giá lúa xuất khẩu được thương lái thu mua giao động từ 5.500 đồng - 8.000 đồng 1kg, tuỳ vào mùa vụ và thị trường xuất khẩu. Còn về chuối già xuất khẩu thì mỗi kg dao động từ 5.000- 10.000 1kg. Đặc biệt, ngoài giá trị thu hoạch từ trái thì bắp chuối, lá và thân chuối đều mang lại thu nhập, bắp chuối là nguồn rau sống, bán ra thị trường. Thân chuối sau khi thu hoạch trái, phơi khô là nguyên liệu dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ. Lá chuối còn được bán ra thị trường để làm bánh với giá 800đ đến 1.000đ/ 1kg lá, một cây chuối có thể cho 1kg lá /1 năm. Mỗi năm có thể đạt hơn 70 tấn lá chuối. Bên cạnh đó chuối còn là nguyên liệu làm nên những món ăn đặc trưng như: chuối nướng, chuối sấy, chuối ép, chuối chiên….

    Đối với lúa, quá trình chăm sóc diễn ra luân phiên từ khi cây còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, mỗi giai đoạn cần phải bón phân, phun thuốc phù hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng. Cây lúa dễ bị tác động của môi trường, dễ bị sâu bệnh tấn công nên cũng phải thường xuyên theo dõi phun thuốc trừ sâu. Hiện nay do tình trạng canh tác 3 vụ tăng lên dẫn đến nhiều hệ luỵ đất chưa phục hồi kịp dinh dưỡng nên nông dân phải bón nhiều phân bón, dẫn đến tăng chi phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà chất lượng lúa thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng kéo theo đó sản lượng cũng sẽ giảm.

    Trồng chuối có rất nhiều ưu điểm : đầu tư ít vốn, đỡ công chăm sóc, ít bị sâu bệnh, không ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, có thu nhập thường xuyên, chuối ra trái quanh năm và giá cả ổn định. Không sử dụng phân thuốc nên tiết kiệm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật.

    Điển hình mô hình trồng chuối tại Cty Huy Long An. Tại đây, chuối sau khi hạ buồng được gắn vào hệ thống ròng rọc, chạy thẳng vào khu chế biến, làm sạch và đóng thùng. Từ đây, các thùng chuối sẽ lên container xuất khẩu đi Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia... Những thùng chuối bán trong nước sẽ theo vào “nhà ủ” để chờ ra thị trường.

    Theo giám đốc công ty ông Út Huy cho biết, thương hiệu chuối Fohla, hiện tổng sản lượng chuối ở Tây Ninh và Long An là 4.000 tấn/năm. Lượng xuất khẩu sang Nhật Bản là 40%. Kỳ vọng sẽ tăng con số sang Nhật là 70%. Ngoài thị trường Nhật, công ty còn đang xuất loại trái cây này sang Trung Quốc và Malaysia. Hiện công ty đang đàm phán để bán cho Hàn Quốc.

    Giám đốc Cty Huy Long An cũng cho biết, việc xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản không hề đơn giản. Chất lượng không chỉ tốt, mà quả còn phải đẹp. Nhiều lần công ty đã bị đền. Vậy nên quy trình phải rất cẩn trọng. Về doanh thu hàng năm từ 2 vựa chuối ở Long An và Tây Ninh, giám đốc cho biết, nếu bán được 5.000 đồng/kg thì mỗi năm thu được 20.000 tỷ đồng. Nếu giá là 10.000 đồng/kg thì được 40 tỷ. Giá chuối sạch trong nước hiện chỉ có 2.500 đồng/kg mà thôi.

    [​IMG]

    Ngoài quy trình chăm cây phải đúng để cho ra chuối sạch, chất lượng tốt, công ty ứng dụng công nghệ vào quy trình bằng cách xây dựng hệ thống vận chuyển bằng ròng rọc trên cao quanh vườn. Các buồng chuối theo hệ thống này tự động vận chuyển về khu xử lý, trang trại còn có hệ thống đường ống tưới nước quanh vườn. Các buồng chuối được che bằng nilon để được bảo vệ. Việc ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất sẽ giúp chất lượng chuối được đảm bảo.

    Ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, vườn chuối bạt ngàn đã phủ xanh toàn bộ diện tích 40 hecta vốn trước kia chuyên canh lúa 2 vụ. Đất dù còn phèn, nhưng loại cây trồng mới vẫn phát triển tốt và cho năng suất đến 50 tấn mỗi hecta. Với diện tích hơn 40 ngàn hecta, sản lượng 500 ngàn tấn mỗi năm, chuối là 1 trong những loại cây ăn trái có diện tích và sản lượng lớn ở ĐBSCL, chỉ sau xoài và thanh long.

    Hiện nay, không chỉ Long An, An Giang, mà những trang trại hàng trăm hecta cũng đã xuất hiện ở nhiều địa phương khác như Cần Thơ, Cà Mau. Điều này khẳng định tư duy sản xuất nông nghiệp đã dần thay đổi. Đó là sự đồng đều giữa chất lượng và sản lượng. Từ đây, chuối sẽ trở thành sản phẩm lợi thế trong giỏ hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

    Ngày nay, nhu cầu ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp cũng muốn hướng tới viện ứng dụng công nghệ vào việc kiểm soát hàng hóa xuất ra. Ngoài việc cung cấp sản lượng xuất khẩu, thì cũng cung ứng ra thị trường trong nước bán ở các siêu thị, chợ đầu mối do đó việc kiểm soát đa phần gặp khó khăn, không nắm được hết sản lượng bán ra cho các mối. Để giúp các chủ doanh nghiệp khắc phục tình trạng đó, công ty PAP Technology với mong muốn mang đến các sản phẩm công nghệ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, kiểm soát tốt các nguồn cung cấp với việc sắp cho ra thị trường Phần mềm quản lý bán hàng S2Retail. Trong thời đại công nghệ số 4.0, phần mềm sẽ là một lựa chọn thông minh trong thời gian sắp tới, giúp doanh nghiệp quản lý việc tiêu thị sản phẩm hiệu quả hơn, đồng hành với doanh nghiệp trên mọi nẻo đường.
     

Dịch Cài Win Và Cài Đặt Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Chia sẻ trang này